NAZARETH: MẦU NHIỆM TRUYỀN TIN VÀ LỜI THƯA "XIN VÂNG" CỦA ĐỨC MARIA - DuHanhViet Travel

NAZARETH: MẦU NHIỆM TRUYỀN TIN VÀ LỜI THƯA “XIN VÂNG” CỦA ĐỨC MARIA

Lời thưa “Xin Vâng” của Đức Maria đã làm thay đổi lịch sử nhân loại. Chính thánh sử Luca trong đoạn Tin Mừng Lc 1, 26-38 cho chúng ta biết rằng Sứ thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến một thành miền Galilê tên là Nadarét, để thăm viếng một trinh nữ tên là Maria.

Đức Maria là nguồn gốc của giao ước mới, bởi lời “xin vâng” với sự tự do hoàn toàn mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã có thể đi vào lịch sử nhân loại và trở nên xác phàm.

Người Hy Lạp cổ đại có hai khái niệm thời gian: Chronos và Kairos. Chronos là thời gian được đong đếm một cách chính xác, ví dụ 12:05. Trái ngược với Chronos, Kairos lại là khái niệm thời gian có tính trừu tượng hơn. Giả sử nếu ở Chronos, 12:00 ăn trưa và rồi 3:00 chiều lên làm việc… ở Kairos, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào ăn trưa mà không quan trọng lúc nào làm việc tiếp theo, miễn là việc ăn trưa phải được làm trọn vẹn.

Khi sử dụng Kairos, khái niệm thời gian tính bằng giờ, phút, giây không còn nữa, chúng ta tập trung toàn tâm toàn ý vào công việc để khơi gợi nên những ý tưởng, giải pháp mới.

Chronos thể hiện chính xác thời gian trôi qua trong vài phút, trong khi Kairos biểu thị thành tích kịp thời, của một điều gì đó tuyệt vời hoặc cơ hội. Tiếng “xin vâng” của Mẹ Maria là một diễn tả của cơ hội này, của việc hoàn thành mối liên kết tình yêu giữa Thiên Chúa và nhân loại.

Người ta thường nói rằng Đất Thánh là cuốn Phúc Âm thứ năm, vì không gian địa lý nơi đây đã chứng kiến và kể câu chuyện về môi trường xung quanh nơi Chúa Giê-su sinh sống. Và tại Nazareth, thông qua những nơi thờ phượng, đã kể cho chúng ta về giai đoạn thiên thần viếng thăm thiếu nữ Maria, cũng như tất cả các tình tiết khác trong Tin Mừng thuật lại cuộc đời công khai của Chúa Giêsu con Mẹ.

Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin

Ngày nay tại ngôi làng Ả Rập Israel này có một vương cung thánh đường do Dòng Phanxico coi sóc, với bên trong là hang Truyền Tin, bằng chứng hữu hình về tiếng “xin vâng” cho phép Ngôi Lời nhập thể. Dòng chữ ” Verbum caro factum est ” (Ngôi Lời đã trở nên xác phàm) cũng được khắc trên mặt tiền của nhà thờ và trên bàn thờ trong hang động, ở phần dưới của vương cung thánh đường.

Nhà thờ ngày nay được xây dựng từ năm 1960 đến năm 1969, theo thiết kế của kiến trúc sư người Ý Giovanni Muzio, được chia thành hai phần: Nhà thờ phía dưới – bảo tồn phần còn lại của hang động được cho là nơi Đức Mẹ gặp Thiên thần Gabriel – và vương cung thánh đường phía trên, dành cho các nghi lễ của các Kitô hữu địa phương và những người hành hương.

Vương cung thánh đường được xây dựng gần đây nằm trên phần còn lại của các tòa nhà Kito giáo đã có từ trước. Không gian mở rộng phía trước hang động cho thấy sự hiện diện của một nhà thờ thời Byzantine. Bên dưới, như một số bằng chứng khảo cổ học cho thấy chắc chắn phải có một ngôi đền Thiên Chúa giáo thậm chí còn lâu đời hơn, có thể có niên đại từ thế kỷ thứ 4.

Trong tiền sảnh rộng rãi của vương cung thánh đường, được bao quanh bởi một hàng cột hiện đại, có một loạt các hình ảnh tượng trưng cho Đức Trinh Nữ Maria tiêu biểu cho nhiều quốc gia.

Truyền thống Kitô giáo kép: Đông phương và Tây phương

Sứ thần truyền tin cho Đức Mẹ là trung tâm của câu chuyện về sự cứu rỗi. Tin Mừng thuật lại sự kiện với với bối cảnh buổi truyền tin ở Nazareth đã thu hút vô số khách hành hương đến thị trấn Galilee trong nhiều thế kỷ.

Nguỵ Phúc Âm Giacobê chia bối cảnh sự kiện truyền tin thành hai phần: phần đầu tiên tại giếng, nơi thiên thần được cho là đã chào đón thiếu nữ Maria và phần thứ hai tại nhà của Đức Mẹ, nơi truyền tin thực sự đã diễn ra.

Hai phần này cũng phản ánh hai cách tiếp cận khác nhau: theo cách nghĩ của người phương Đông, việc thông báo về sự ra đời của Chúa Giê-su sẽ quan trọng đến mức nhất thiết phải diễn ra ở nơi công cộng, và do đó gần một cái giếng, là nơi cư dân của thị trấn sẽ đến lấy nước. Ngược lại, theo lối suy nghĩ của phương Tây, thông báo lẽ ra phải được thực hiện ở một nơi riêng tư và cá nhân hơn, do đó nhất thiết phải ở nhà.

Do sự khác biệt về tâm lý này, Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp đã xây dựng Nhà thờ Truyền tin của riêng họ – được gọi là nhà thờ St Gabriel – gần nơi nước vẫn chảy ra từ một con suối cung cấp cho thành phố, và trước đây là nguồn nước cho giếng chính của thị trấn Galilee.

Ở Đất Thánh, có nhiều nhà thờ khác nhau dành riêng cho Đức Mẹ, hoặc gợi lại ký ức của Mẹ. Các Tu sĩ dòng Phanxico giám quản nhà thờ hang Động Sữa ở Bethlehem, Nhà thờ Thăm Viếng ở Ein Karem và Vương cung thánh đường Truyền Tin ở Nazareth.

(Lược dch t Custodia.org)

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *