Được mệnh danh là một trong những tài sản quý giá nhất trong kho tàng di sản của nhân loại, Petra được nhắc đến trong Kinh Thánh không chỉ một lần mà hai lần.
~*Petra là tên gọi theo tiếng Latinh, tiếng Việt nghĩa là Tảng Đá, Tiếng Anh: Rock, Tiếng Pháp: Séla, Tiếng Do Thái: Sela~
Truyền thống địa phương và Kinh Thánh cho rằng Moses đã đi bộ qua Jordan từ Biển Đỏ ở phía nam đến tận phía bắc tới Núi Nebo, khi ông lang thang qua Thánh Địa. Trên thực tế, khắp vùng Jordan tràn ngập những tài liệu tham khảo cổ xưa về Moses và anh trai ông, Aaron. Lấy ví dụ, tên của thành phố gần nhất với Petra cổ đại – Wadi Musa, nghĩa là “Thung lũng Moses”.
Wadi Musa, còn được gọi là Người bảo vệ Petra, là trung tâm hành chính của khu vực Petra và theo truyền thống, là nơi chôn cất Aaron, anh trai của Moses. Các hướng dẫn viên địa phương khẳng định lăng mộ của ông có thể được tìm thấy gần đó, trên một vách đá xung quanh núi Hor có tên là Jabal Harun, nghĩa là “Đồi của Aaron”.
Thị trấn cũng chỉ cách địa điểm mà truyền thống xác định là giếng của Moses vài km – nơi Moses lấy nước từ tảng đá, Ain Musa. Cũng từ con suối này, người Nabatean sẽ lấy nước qua một cống dẫn nước bằng đất sét vẫn còn tồn tại ở đó, đến tận Petra – Thành phố Hoa hồng Đỏ huyền thoại, một trong những địa điểm hấp dẫn nhất trên thế giới, được nhắc đến hai lần trong Kinh Thánh với tên tiếng Do Thái của nó, Sela.
Những gì UNESCO nói về Petra: “one of the most precious cultural properties of man’s cultural heritage” – “ một trong những tài sản văn hóa quý giá nhất trong di sản văn hóa của nhân loại ” hoàn toàn không phải là cường điệu. Tàn tích của nơi từng là thủ đô của Vương quốc Nabatean giờ đây là một trong những kỳ quan khảo cổ nổi tiếng nhất của thế giới cổ đại và là quê hương của những người Bedouin sống trong các hang động gần đó, được chạm khắc trên sa thạch trong nhiều thế kỷ. Trên thực tế, người ta biết rằng Petra gần như đã có người ở liên tục từ khoảng năm 7000 trước Công Nguyên.
Petra nằm gần núi Jabal Al-Madbah, ngọn núi của bàn thờ. Ngọn núi này đã được một số học giả Kinh Thánh là Ditlef Nielsen và Arthur Samuel Peake xác định (có phần gây tranh cãi) vào đầu thế kỷ 20 với tên gọi Núi Sinai trong Kinh Thánh. Trong khi những tuyên bố này đã bị các nghiên cứu Kinh Thánh đương thời bác bỏ, nhưng bản thân Petra thực sự đã được nhắc đến trong Kinh Thánh hai lần. Trên thực tế, Kinh Thánh giải thích thành phố này nằm trong vùng đất của người Edomites, con cháu của Esau, con trai của Isaac.
Nằm cách thủ đô Amman của Jordan khoảng 250 km về phía nam, Petra nằm giữa Vịnh Aqaba và Biển Chết, ở độ cao từ 800 đến 1396 mét so với mực nước biển. Bạn chỉ có thể đến đây bằng cách đi bộ hoặc cưỡi ngựa, sau khi đi qua hẻm núi sa thạch dài ngoằn nghoèo – Siq huyền thoại .
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thủ đô Nabatean cổ đại không được biết đến trong văn bản Kinh Thánh là Raqmu hay Petra, mà bằng tên tiếng Do Thái của nó, Sela (Xe-la) – trong sách I-sai-a 16:1 và 2 Các Vua 14:7. Các văn bản Kinh Thánh viết như sau:
“Hãy gửi con chiên của người cầm đầu xứ sở
từ Xe-la qua sa mạc đến núi của thiếu nữ Xi-on” (I-sai-a 16:1 )
“Chính vua (Amaziah / A-mát-gia-hu) đã hạ sát mười ngàn quân Ê–đôm tại thung lũng Muối, và trong cuộc chiến vua đã chiếm được Tảng Đá, mà vua đặt tên cho là Gióc-thơ–ên I (Joktheel); tên này vẫn tồn tại đến ngày nay.” (2 Các Vua 14:7)
Cả hai cái tên Petra và Sela đều có nghĩa là “đá”, rõ ràng ám chỉ thực tế là phần lớn thành phố đáng kinh ngạc này được chạm khắc vào những vách đá sa thạch.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bằng chứng về sự hiện diện của người Nabataean ở Petra có niên đại từ thế kỷ II trước Công Nguyên. Vào thời điểm đó, Petra đã là thủ đô thực sự của Vương quốc Nabatean và là một trong những trung tâm thương mại quan trọng nhất trên các tuyến buôn bán hương liệu trong khu vực. Những đồ vật và mảnh vỡ lưu ly được khai quật, chứng tỏ Petra đã tiếp nhận những thương nhân từ những nơi xa xôi như Afghanistan. Chính hoạt động buôn bán này đã mang lại doanh thu cho người Nabatean, cho phép họ biến Petra từ thế kỷ I thành một thành phố tráng lệ như ngày nay. Sau đó, công trình kiến trúc Al-Khazneh nổi tiếng, được cho là lăng mộ của vua Nabataean Aretas IV được xây dựng. Vào thời điểm đó, dân số của thành phố đạt đỉnh điểm khoảng 20.000 người.
Mặc dù vương quốc Nabataean đã trở thành thuộc địa của Đế chế La Mã vào thế kỷ I trước Công Nguyên, nhưng phải đến năm 106 sau Công Nguyên, vương quốc này mới mất đi nền độc lập. Petra rơi vào tay người La Mã, họ sáp nhập Nabataea và đổi tên thành Arabia Petraea, đặt cho nó cái tên được biết đến ngày nay là Petra. Khi các tuyến thương mại đường biển xuất hiện, tầm quan trọng của nơi đây giảm sút, mặc dù vào thời kỳ Byzantine, một số nhà thờ Kitô giáo đã được xây dựng. Hầu hết tàn tích của các nhà thờ vẫn có thể được viếng thăm, và thậm chí một số lâu đài từ thời Thập Tự Chinh vẫn còn tồn tại ở các vách đá lân cận. Trên thực tế, tại một trong những nhà thờ này là thánh đường Byzantine nổi tiếng của Petra, được xây dựng vào đầu thế kỷ II, đã từng được tìm thấy hơn 150 cuộn giấy cói. Mặc dù bản thân nhà thờ đã bị hỏa hoạn thiêu rụi vào thế kỷ thứ 7 nhưng những gì còn sót lại vẫn rất ấn tượng.
—
(Theo Aleteia,
https://aleteia.org/2022/12/07/petra-a-biblical-destination-like-no-other/)
????Quý Cha, Quý Tu sĩ và Quý cộng đoàn có kế hoạch tổ chức chương trình hành hương Israel – Jordan – Ai Cập, xin vui lòng liên hệ với chúng con. Chúng con rất ước mong được phục vụ!